Con gái thứ hai học đàn piano

Tám tuổi HL mới bắt đầu học đàn piano. Cô giáo người Hồng Kông ở ngay gần nhà. Cô nổi tiếng là nghiêm khắc và kén học sinh. Sau buổi đầu, cô nhận dạy. Cô dạy rất cơ bản, bắt đầu bằng giáo trình Suzuki, hướng dẫn và chú ý sửa dáng ngồi, sửa thế tay, độ cao của ghế ngồi, bục đặt chân, … và dặn bố mẹ ở nhà cũng phải nhắc nhở con tập như vậy. Thỉnh thoảng cả bố và mẹ đưa HL đi học, còn thường thì chỉ mẹ đưa đi. Phải ngồi xem con học để về nhà còn biết cách nhắc con tập đàn. HL đi học một tuần một giờ, nhưng về nhà thì phải tập tối thiểu một giờ mỗi ngày. Sau này, khi chuẩn bị biểu diễn hoặc đi thi, có ngày HL tập đàn tới năm, sáu tiếng.

Chỉ sau một thời gian ngắn, HL đã biết tự đọc nốt nhạc để tập. Cô dạy, phải biết cảm thụ bản nhạc, khi chơi đàn phải thể hiện được đúng hồn của nó, từ giai điệu, tiết tấu tới âm lượng, … Do vậy mà học sinh phải tập rất kỹ thì tuần sau tới trả bài mới được cô chấp nhận và chuyển sang dạy phần tiếp.

Mình đã từng học nhạc, chơi đàn, nên rất ngạc nhiên về sự tiến bộ với cách dạy và học đàn của HL. Lúc ở Hà Nội, khỏang độ tám, chín tuổi, con gái đầu HM có đi học đàn piano với một cô giáo có tiếng và có nhiều kinh nghiệm, nhưng sau cả năm, cũng không biết nhạc và chơi đàn đựợc như HL sau vài tháng học.

Mỗi năm hai lần, vào tháng Hai và tháng Sáu, cô giáo tổ chức cho tất cả học sinh biểu diễn ở trường nhạc của cô. Mỗi học sinh chơi hai họăc ba bài trong số các bài đã tập. Chương trình thường bắt đầu lúc bốn giờ chiều. Sau khi cô giáo giới thiệu chung, theo sắp xếp, các học sinh lần lượt tự lên giới thiệu mình, giới thiệu các bản nhạc sẽ chơi, rồi ngồi xuống đàn biểu diễn. Học sinh mới, ít kinh nghiêm biểu diễn trước, học sinh cũ, nhiều kinh nghiệm biểu diến sau. Khán giả là cô giáo, các phụ huynh, gia đình và bạn bè, lần nào cũng cả hơn trăm người. Ai cũng ngồi yên lặng, chú ý lắng nghe và nhiệt tình cổ vũ các học sinh. Sau khỏang hai giờ biểu diễn, là liên hoan chung. Các gia đình phân công nhau mang thức ăn, đồ uống, đĩa ăn, thìa dĩa, cốc, … tới góp chung. Mỗi lần biểu diễn và liên hoan là một dịp để học sinh và các gia đình làm quen, chuyện trò, trao đổi kinh nghiệm, … khá bổ ích.

Đi học đàn là một thứ rèn luyện. Không mấy cha mẹ muốn con thành người chơi đàn chuyên nghiệp, nhưng đưa con đi học là để con có một thứ để say mê, để đưa con vào kỷ luật, dần dần thành thói quen tự giác, biết đặt ra mục tiêu, rồi sắp xếp thời gian và cố gắng để đạt được mục tiêu đó. HL rất chăm chỉ và tự giác học đàn, dần dần thích và say mê. Cách dạy khoa học và hiệu quả của cô giáo cùng tính nghiêm khắc của bà có kết quả là, ai theo học được bà, thì đều trở thành người say mê đàn.

Từ năm học thứ hai, cô bắt đầu đưa học sinh đi dự các kỳ thi ở hạt (tương đương cấp huyện của ta). Học sinh thi theo lứa tuổi. Mỗi thí sinh phải chơi hai hoặc ba bài nhạc của các tác giả cổ điển hoặc đương đại nổi tiếng theo chủ đề của kỳ thi. Các kỳ thi được tổ chức ở các nhà văn hóa hoặc ở khoa Nhạc của một trường đại học. Giám khảo là các nghệ sỹ có thâm niên, chấm bài để trao hai lọai giải thưởng, vàng và bạc. Hôm phát giải thưởng, học sinh được giải sẽ chơi một bài trong chương trinh thi do các giám khảo chọn. Mọi thứ được tổ chức rất nhanh gọn, đơn giản mà trang trọng. Các gia đình đến dự rất đông đủ vì ai cũng tự hào và muốn con mình ý thức được điều đó để tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Bản thân cô giáo vẫn tiếp tục đi học đàn với một giáo sư nhạc. HL là một trong vài học sinh được cô chọn đưa đến giới thiệu với thầy của cô, chơi đàn cho ông nghe để được ông góp ý kiến.

Cách dạy, học, tập luyện, biểu diễn và thi như vậy làm cho học sinh tiến bộ rất nhanh, nhất là có được thói quen biểu diễn. Cháu nào cũng rất tự tin về khả năng của mình.

Hết lớp mười, HL và một bạn cùng lứa có một chương trình biểu diễn chung, mỗi người chơi ba mươi phút. Hè năm tốt nghiệp lớp 12 phổ thông, HL có riêng một chương trình biểu diễn một giờ. Bạn bè của HL và của gia đình có hơn trăm người tới dự. Một sự kiện và kỷ niệm thật đáng nhớ cho cả gia đình.

Khi làm hồ sơ xin vào đại học, một trong những essay HL viết là về học chơi đàn piano. Bài essay đã gây ấn tượng tốt. Bạn có thể thông minh nên học giỏi và đạt điểm cao, điều đó là tốt. Nhưng nếu bạn có một sở thích như chơi tem, sưu tập ảnh các cầu thủ bóng chày, chơi đàn, chơi một môn thể thao như bóng bầu dục, đấu kiếm, hay chạy đường dài, lại có chí để theo đuổi sở thích đó trong nhiều năm liên tục và đạt được một số thành tích nhất định, thì điều đó sẽ được đánh giá rất tốt.

HL vừa tốt nghiệp ngành sinh học trường Dartmouth, hiện đang đi làm ở một bệnh viện để đợi sang năm sẽ vào học tiếp trường Y. Ngoài giờ ở bệnh viện, HL làm tình nguyện, chăm sóc các bệnh nhân bị ung thư. Và, theo giới thiệu của cô giáo cũ, hàng tuần dạy đàn piano cho một cô bé tám tuổi ở Manhattan.

Mấy bức ảnh chụp trong ngày biểu diễn tốt nghiệp (tháng 6 nảm 2004)

HaLinh_Piano_1.jpg picture by duymanvu

HaLinh_Piano_2.jpg picture by duymanvu


Cùng cô giáo dạy đàn piano

HaLinh_Piano_3.jpg picture by duymanvu

Tở rơi chương trình biểu diễn

10 Comments on “Con gái thứ hai học đàn piano”

  1. Viết bởi Lãng du – 29/11/2008, 13:46
    Con em cũng đang học piano ở một trường nhạc khá có tiếng trong vùng, nhưng em cảm thấy cháu không tiến bộ, và có lẽ vì thế mà cháu không còn say mê học nữa. Hiện giờ em không biết nên thế nào… Nếu cho cháu nghỉ học thì khác nào tạo cho cháu một tiền lệ là không thích thì bỏ, và chẳng khác nào chấp nhận sự thất bại, nhưng muốn cháu học tiếp thì không biết làm sao để khơi dậy tinh thần và ý chí chinh phục khó khăn…
    Mà trẻ em VN bây giờ khó có thể theo đuổi một môn ngoại khóa nào cho tốt, vì thời gian trong ngày của các cháu là ở trường gần hết rồi, tối về lại còn bao nhiêu bài vở… 10 giờ phải cho cháu đi ngủ. Vì thế có khi cả tuần liền cháu không ngồi vào đàn được quá 15 phút! !!!! Chán quá!!!!
  2. Viết bởi Giang – 30/11/2008, 05:03
    Không phải ai cũng có năng khiếu và có tính kiên trì rèn luyện như Hà Linh. Có lẽ phương pháp giảng dậy của cô giáo, kết hợp việc tổ chức thi và biểu diễn hàng năm, là một yếu tố quan trọng để khích lệ học trò.

    Năm 1990 mình cũng cho các cháu Huyền Trang đi học piano, nhưng chỉ được một thời gian ngắn là các cháu bỏ, vì không thấy thích.

  3. Viết bởi Chau xuan Nguyen – 30/11/2008, 08:41
    Doc 2 bai nay ve su hoc cua 2 con cua anh Man, toi thay diem chinh cua su kien (theo cai nhin cua toi) la tat ca nhung ng My (Tay Au) noi chung khi ho lam viec gi, ho cung co dam me cua ong viec, thanh qua cua cong viec cua ho dem lai. Nhu nhung ng thay cua DA, thay day piano cua HL v.v..Cho dau day gioi hay ta ta, ho cung an luong y chang nhung cai sense of responsibility cua ho rat cao, do a good job and proud of it. Dieu nay toi thay o ho o nhung nam dau tien toi qua Uc du hoc, 1975. Toi tran tro rat nhieu luc do, tai sao ng vn rat thong minh, rat sang nhung dat nuoc ngheo nan, ko phat trien noi. Dan dan toi tim thay chan ly, tat ca phai co 1 he thong va nhung nhan su trong he tong phai no luc (nhu toan ca college cua DA phai co sense of achievement thi moi install duoc khac vong cua DA chu). Khinhin o VN thi thay dong luong qua thap, de giai quyet an de dong luong thi phai co income tax, dieu nay nha nuoc bat dau 2009. Khi co luong du song thi moi ng moi nghi den “do a good job”, dieu nay toi thay rat ro trong nv cua toi o Saigon, nothing is magic, very simple.
    Chau Xuan Nguyen
  4. Viết bởi duyman Gưi anh Châu – 30/11/2008, 09:59
    Vâng, anh Châu nói rất đúng. Mặt khác, bây giờ ở nhà tôi thấy cũng đã có những người được hưởng lương và bổng rất cao rồi mà tinh thần trách nhiệm thì vẫn chưa cao tương xứng như thế.
  5. Viết bởi duyman Gửi Lãng du – 30/11/2008, 10:06
    Nếu cháu phải học quá nhiều môn, quá nhiều giờ thì cũng không nên bắt cháu phải học thêm một môn nữa mà cháu không thích. Nếu môn đàn không thật phù hợp, thì nên cho cháu nghỉ, xem cháu hợp hơn và thích môn gì thì để cháu theo học môn đó. Quả thật mình rất ngại việc học sinh ở nhà, từ nhỏ đã phải học quá nhiều thứ, quá nhiều giờ, rất dễ không có hiệu quả.
  6. Viết bởi duyman Gửi Giang – 30/11/2008, 10:10
    Chắc Huyền và Trang chưa gặp được thầy ở Mạc Tư Khoa, chứ mình tin chắc là hai cháu, giống bố và mẹ, rất có năng khiếu âm nhạc.
  7. Viết bởi Hồng Nhật – 14/12/2008, 15:29
    Con gái e cũng học Piano, mỗi buổi chỉ học 30 phút thôi và học rất thoải mái, vì thế cho nên bé học rất tốt.

    Ôi thôi em cũng định tham gia còm thêm tí nữa về kinh nghiệm và cách học của bé ở Japan, nhưng em phải đi nấu cơm tối cái đã. Em xin quay lại sau ạ.

  8. Viết bởi nguyentrongtao – 14/12/2008, 19:28
    Bác đã thăm căn phòng nhỏ của cháu HL, và thật ấn tượng về bức tranh cô bé chơi đàn Piano; lại bất ngờ nữa, vì tác giả bức tranh đó lại là bố Vũ Duy Mẫn.
    Chúc cháu gặp nhiều tốt đẹp trong đời.
    Gửi HL tấm ảnh bác cháu tại nhà do mẹ Hà bấm máy chiều 7.12.200.
    Chúc cả nhà vui.

    undefined

  9. Viết bởi duyman Gửi Hồng Nhật – 14/12/2008, 20:16
    Con gái e cũng học Piano, mỗi buổi chỉ học 30 phút thôi và học rất thoải mái, vì thế cho nên bé học rất tốt.

    Ôi thôi em cũng định tham gia còm thêm tí nữa về kinh nghiệm và cách học của bé ở Japan, nhưng em phải đi nấu cơm tối cái đã. Em xin quay lại sau ạ.

    Cám ơn Hồng Nhật ghé thăm đọc bài. Ở Nhật chắc chắn là họ dạy học nghệ thuật nói chung và đàn piano nói riêng rất tài. Mong được đọc thêm của bạn.

  10. Viết bởi duyman Gửi Bác Tạo – 14/12/2008, 20:20
    Ảnh hai bác cháu đẹp quá. Bác gửi ảnh kích thước to hơn qua e-mail để lưu giữ bác nhé. Hình như bác về Hà Nội bận rộn và bị nhiều người níu kéo quá cho nên không không còn thời gian để viết bài mới cho blog nữa thì phải. 🙂

8 thoughts on “Con gái thứ hai học đàn piano

  1. Ước gì tôi có con gái đề đưa đi học piano. Người ta bảo, gia tài người đàn ông có 3 thứ: Một cô vợ đảm, con gái xinh và thông minh, và một tủ sách.

    Gia tài anh Mẫn đủ trên cả mức cần thiết.

  2. Nhà em cũng có một cháu gái, em bắt đầu cho cháu học piano một tuần nay, 2 buổi học và các buổi còn lại tập. Em cũng muốn học dù đã lớn tuổi rồi. Em thấy việc tạo được cảm hứng và duy trì được tính kiên nhẫn khi học đàn là yếu tố rất quan trọng.

  3. Cháu có con gái 6 tuổi và bắt đầu học piano. Bài viết của chú rất bổ ích cho cháu lúc này. Xin chân thành cám ơn chú Duy Mẫn đã chia sẻ việc học piano của Hà Linh.

  4. 6 là lứa tuổi tốt để bắt đầu học đàn. Điều cốt yếu là cháu phải tự thích học và chăm tập để tiến bộ, rồi do tiến bộ mà lại thích học thêm. Chúc cả nhà nhiều thành công.

  5. Cám ơn chú đã chia sẻ kinh nghiệm. Chúc chú và gia đình luôn dồi dào sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

  6. Xin chào gia đình Anh!
    Mình đã đọc bài viết và rất tâm đắc với việc học Piano của con gái anh. Mình cũng có con gái và đang bắt đầu theo học Piano. Hy vọng một tâm hồn phong phú cho các con.
    Xin cảm ơn vì bài viết hay và chúc sức khoẻ tới cả gia đình!

  7. em là bà mẹ trẻ, có 1 cô công chúa em cũng cho bé đi học piano, em cũng phân vân lắm tại vì sợ con bị căng thẳng vì áp lực trên trường lại thêm việc học đàn, nên nhờ chia sẻ của anh em cũng có thêm thông tin giúp em. Thanks anh

Leave a reply to Nguyen Cancel reply