Các Nguyên Tắc Cơ Bản Hiện Đại Của Golf – Bài 5

Với Herbert Warren Wind, minh họa của Anthony Ravielli

5. Tóm tắt và duyệt lại

Tư liệu trình bày trong cuốn sách này, như đã nói ban đầu, là một chọn lọc những kiến thức tôi đã thu nhận được trong 25 năm chơi golf chuyên nghiệp. Tôi rất hy vọng những bài dạy này sẽ làm tròn được hai điều. Thứ nhất, tôi tin tưởng chúng sẽ làm tăng một cách đáng kể niềm vui của golfer trung bình với môn chơi vô cùng hấp dẫn này bằng cách giúp anh ta trở thành một golfer thực sự với một swing đúng, mạnh mẽ, lặp đi lặp lại. Tôi cảm nhận chắc chắn rằng chúng sẽ làm được điều đó cho mọi người chơi nếu anh ta có được hiểu biết rõ ràng về các động tác cơ bản (mà chúng ta đã đề cập trong bốn bài đầu) và nếu anh ta tiếp tục tập luyện và làm quen với những nguyên tắc cơ bản này trong suốt mùa golf. Trong chương cuối chúng ta sẽ liên kết toàn bộ cú swing khi duyệt lại những nguyên tắc cơ bản hiện đại này của golf.

Continue reading

Các Nguyên Tắc Cơ Bản Hiện Đại Của Golf – Bài 4

Ben Hogan
Với Herbert Warren Wind, minh họa của Anthony Ravielli

4. Phần thứ hai của cú swing

Một trong những niềm vui lớn nhất trong golf – tôi không nghĩ ra thứ gì khác có thể so sánh được với nó loại trừ ngắm một cú đánh ngoạn mục thẳng tới cờ – là cảm giác một golfer trải nghiệm tại thời điểm anh ta tiếp xúc bóng một cách mạnh mẽ và chuẩn xác. Anh ta luôn biết khi thực hiện được điều đó. Bởi khi và chỉ khi đó một “cảm giác ngọt ngào” khác biệt mới quét thẳng từ đầu gậy tới cần gậy và trào lên qua cánh tay và toàn thân của anh ta. Ngay cả golfer giỏi nhất cũng không thể đánh bóng tốt như vậy với mỗi cú đánh, bởi golf, trong bản chất, là một môn chơi của những sự bỏ lỡ. Mỗi golfer dày dạn và nhạy cảm biết điều đó, và tương ứng, anh ta có gắng để luyện tập được một swing về cơ bản là tốt để những “sự bỏ lỡ” thật sự không phải là những cú đánh golf tồi – khá ấn tượng, đủ chính xác, có thể dùng được rất tốt.

Continue reading

Các Nguyên Tắc Cơ Bản Hiện Đại Của Golf – Bài 3

Ben Hogan
Với Herbert Warren Wind, minh họa của Anthony Ravielli

3. Phần thứ nhất của cú swing

Một số người, mà golf là sự nghiệp của họ, dành phần lớn giờ làm việc để dạy golf. Ngược lại, nhiều thành viên khác trong nghề của tôi, trước hết và trên nhất, là những golfer đấu giải. Có một số dân chuyên nghiệp (không nhiều) kết hợp dạy và thi đấu giải golf một cách nghiêm túc, nhưng với đa số, thì việc chuẩn bị cho thi đấu giải golf đã chiếm hết toàn bộ thời gian của họ, bởi ngày nay sự cạnh tranh trong golf dữ dội hơn nhiều. Ngày nay bạn phải là một chuyên gia về golf.

Về mọi khía cạnh, điều này là đúng với trường hợp của tôi. Việc tự chuẩn bị cho các giải đấu và tham gia chúng thực tế đã tiêu tốn tất cả thời gian và năng lượng của tôi, không cho tôi còn thời gian dành cho dạy học, mà chỉ cho tôi sự hối tiếc sao ngày không dài thêm để tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho tập luyện và chuẩn bị.

Continue reading

Ben Hogan

Ben Hogan (13/8/1912 – 25/7/1997) là một trong những golfer xuất sắc nhất trong lịch sử. Hogan được đăc biệt chú ý tới vì ảnh hưởng rất sâu rộng của ông đối với nguyên lý swing và khả năng đánh bóng chính xác đến mức độ huyền thọai.

Hogan đã thắng 9 giải major championships, đứng thứ 4 cùng Gary Player, chỉ sau Jack Nicklaus (18),Tiger Woods (14) và Walter Hagen (11). Ông là một trong 5 golfer đã thắng cả 4 major championships (the Masters Tournament, The Open, the U.S. Open, và the PGA Championship). Bốn golfer khác là Nicklaus, Woods, Player, và Gene Sarazen.

Continue reading

Các Nguyên Tắc Cơ Bản Hiện Đại Của Golf – Bài 2

Ben Hogan
Với Herbert Warren Wind, minh họa của Anthony Ravielli

2. Thế đứng (stance) và tư thế (posture)

Một trong những niềm đam mê của golf là cảm giác bản năng mà golfer có ngay sau khi tiếp cận môn chơi rằng luôn có lời giải thích cho mọi thứ xảy ra, rằng điều tỏ ra bí ẩn làm thế nào để đánh bóng tốt và đánh tốt một cách thường xuyên lại hoàn toàn không bí ẩn chút nào, rằng có thể có được những câu trả lời rõ ràng và không thể bác bỏ được như lời giải một thám tử bậc thầy mở ra trong chương cuối cùng của một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Tất cả chúng ta, giống như những thám tử, tự đặt ra những con đường riêng của mình. Chúng ta phát triển một giả thiết ở đây, đưa nó vào thử nghiệm để xem nó có giúp ích gì không, phát triển một giả thiết khác ở kia, lại kiểm nghiệm xem nó có giúp ích gì không, và tiếp tục như vậy. Đó không phải là một công việc dễ dàng. Suy luận tuyệt hảo của ngày hôm nay rất thường gặp trắc trở khi được xem xét kỹ lưỡng hơn và rồi trở thành ngõ cụt của ngày mai. Và hơn thế nữa, nếu không gặp một rắc rối nào cả thì bạn cũng có thể dễ đi sai đường, tăng lỗi của bạn bằng cách siêng năng rẽ sai tại một ngã ba quan trọng khác trên đường, và trước khi biết điều đó, thì bạn đã lạc lối trong cái mê hồn trận do chính bạn tạo ra. Có lẽ bí ẩn đúng duy nhất với golf là sức quyến rũ thực sự mà môn chơi này sở hữu, làm cho rất nhiều người trong chúng ta, bất chấp sự nản lòng, vẫn không đầu hàng và ngưng nghỉ việc tìm kiếm những câu trả lời.

Continue reading

Thăm anh Phan Đình Diệu

Nhân thấy Phan Dương Hiệu tập hợp những bài viết của bố – GS Phan Đình Diệu – mình tìm lại những bài viết của anh Diệu gửi Hiệu. Vừa rồi về Hà Nội, vợ chồng mình tới thăm anh Diệu chị Hương cùng anh Đinh Dũng. Thật cảm động sau nhiều năm được gặp lại anh, người anh, người thày đã góp phần dìu dắt mình trưởng thành.

010809pddieu147

Thăm anh Diệu ở Hà Nội, tháng 7 năm 2001.

Xin giới thiệu một bài viết của anh từ những năm 1980.

Continue reading

Các Nguyên Tắc Cơ Bản Hiện Đại Của Golf – Bài 1

Ben Hogan
Với Herbert Warren Wind, minh họa của Anthony Ravielli

1. Tay cầm (Grip)

Chơi GOLF tỐt PHẢI bẮt đẦu vỚi mỘt tay cẦm tỐt. Tuyên bố này tỏ ra gây sốc cũng như tuyên bố một thực tế đáng ngạc nhiên rằng trung điểm trong bóng chày là bao gồm người đánh bóng và người bắt bóng. Thêm nữa, với nhiều golfer, tay cầm là phần buồn tẻ nhất của cú swing. Nó không có gì đáng hấp dẫn cả. Họ coi nó chẳng làm được gì tích cực, không có gì là quyết định. Mặt khác, với chính tôi và những golfer nghiêm túc khác thì có một vẻ đẹp không thể phủ nhận trong cách một golfer đẳng cấp đặt bàn tay của anh ta lên gậy. Thí dụ Walter Hagen có một tay cầm tuyệt đẹp, tinh xảo đồng thời đầy uy lực. Tôi luôn cảm thấy bàn tay của Hagen được thiết kế đặc biệt để phù hợp với gậy golf. Trong số những golfer hiện nay, Jack Burke đặt tay lên gậy cũng rất hào hiệp. Không nghi ngờ gì việc một golfer chuyên nghiệp ngưỡng mộ một tay cầm ấn tượng bắt nguồn từ hiểu biết rằng, hoàn toàn không phải là một thứ “tĩnh”, tay cầm chính là nhịp tim của động tác swing.

Continue reading

Ben Hogan – Các Nguyên Tắc Cơ Bản Hiện Đại Của Golf

Ben Hogan

Năm Bài Học – Các Nguyên Tắc Cơ Bản Hiện Đại Của Golf

Với Herbert Warren Wind, minh họa của Anthony Ravielli

BenHogan_01

Fireside, 1985
Do Simon & Schuster Xuất Bản

Continue reading

Viện Toán cao cấp Việt Nam

Tin Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng Fields năm 2010 làm nức lòng nhiều người Việt Nam, nhất là giới sinh viên và những người làm toán. Giáo dục Việt Nam nhân sự kiện này khuyến khích, động viên việc học, việc nghiên cứu khoa học là điều rất tốt và thiết thực, còn nếu Chính phủ lấy đó làm xuất phát điểm để đầu tư cho một Viện Toán cao cấp thì lại là một viêc cần xem xét.

Hôm nay đọc bài “GS Ngô Bảo Châu tiết lộ ‘bí mật’ của Viện Toán cao cấp” đăng trên báo Giáo duc Việt Nam (Thứ tư 18/01/2012), không thể không viết lại vài cảm nhận.

Continue reading

GS Judith Ladinsky: Mong tro cốt mình được rải ở Việt Nam

Đó là thông tin cho hay qua email sáng nay (13/1/2012) của Tiến Sĩ Trần Triết thuộc Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, người đã đến thăm Giáo sự Ladinsky tại bệnh viện Đại học Madison, Wisconsin, Hoa Kỳ vài phút trước khi bà qua đời hôm qua.

Bà Judith Ladinsky (19/6/1938 - 12/1/2012)

Continue reading